![]() |
Tallest building in Thailand - Mahanakhon building
Chào mọi người,
Mình may mắn nằm trong team thiết kế tòa nhà cao nhất Thái Lan hiện nay (Mahanakhon building). Hiện tại tòa nhà đã xây gần đến tầng cao nhất (sky bar). Mình muốn chia sẻ mọi người về concept design của tòa nhà Điều đặc biệt của công trình là đựoc thiết kế động đất theo CTBUH (các cấu kiện sau động đất vẫn có khả năng làm việc mà không cần sữa chữa) Các bạn có muốn thảo luận hoặc có câu hỏi cứ reply, mình ko trả lời đựoc sẽ hỏi các đàn anh trong công ty để cho các bạn câu trả lời |
Ðề: Tallest building in Thailand - Mahanakhon building
Chúc mừng bác được tham gia dự án tầm cỡ thế này. Ko biết bác thiết kế phần nào trong dự án này vậy? móng hay kết cấu thân?
|
Re: Tallest building in Thailand - Mahanakhon building
Trích:
- Phần tính cho động đất với spectren Analyse + CQC rất chuẩn - Phần gió động qua Windtunnel, nhưng tôi chưa hiểu cách tính thế nào ? Để thưởng cậu dslbkxd đưa TL hay lên, tôi cho 2 Tips để cậu trình bài lại với Sếp lấy điểm :) A Nếu chỉ tính động đất Theo Phương Pháp Spectren và KC BTCT thì rất tốn kém nhiều thép Nên có "biện pháp thiết kế kháng chấn" thực tiển hơn. http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?p=402006 Cụ thể rất hiệu nghiệm mà rẻ tiền, 1) như dùng giằng chéo thép, mối nối có khoét lổ dài. Bắt bù lon xiết lại ! Dùng độ ma xát làm damper 2) bắt dây cable chéo hoăc thẳng, chịu lực kéo khi toà nhà run chuyển- Lối nầy bên Mỹ đã dùng nhiều. B Ngừa Phá hoại ! Tìm sách nầy xem và tặng cho sếp ! :p MYH and T Bangash Explosion Resitant Buildings (799 Trang) |
Ðề: Re: Tallest building in Thailand - Mahanakhon building
Trích:
Cháu vào công ty ở đoạn sau của dự án, đã bắt đầu triển khai For construction, nên chỉ đựoc giao kiểm tra các Mega column và diaphragm design. Công trình này đựoc lên concept design sơ bộ bởi Arup Australia, sau đó đựoc chuyển giao cho công ty cháu. Phần report trên là bản cuối cùng để nộp xin giấy phép. Phần tính gió động qua wind tunnel, có 36 hướng gió khác nhau tương ứng với 36 tải gió tại Diaphram (1 số lượng load combination khủng khiếp). Các công trình có aspect ratio (chiều cao/độ rộng) trên 15 thường là do tải gió chi phối. Riêng đối với Mahanakhon thì chủ đầu tư yêu cầu cao vào động đất vì muốn công trình trường tồn với biến đổi khí hậu hiện nay. Phần return period được thiết kế với 1000 năm (0.2s , 1s acceleration lấy ở giá trị gần Max 2500 năm) , đồng thời thiết kế ở dạng Elastic, ko chia hệ số Response modification coefficient (R = 4: ordinary shear wall). Nên tải động đất tăng lên nhiều lần (crazy idea). Phần bác đề nghị phần chéo, theo cháu hiểu là exterior diagonal tube. thiết kế tòa nhà theo dạng pixel. nên có phần nhô ra, nhô vào, chỗ hoàn thiện, chỗ không. nên có lẽ ko làm đựoc dạng Tube. Thay vào đó họ làm Outrigger tại mỗi 20 tầng của tòa nhà để tăng độ cứng. Cháu cũng có thắc mắc là vì sao họ không làm hệ kháng chấn nếu tòa nhà bị lực động đất chi phối, nhưng cũng không có câu trả lời nè bác. Để cháu nghiên cứu thêm phần tại liệu của bác, tiếc là cháu không có cuốn sách mà bác giới thiệu Hiện giờ Thái đang thực hiện concept design cho tòa nhà Super tower tại Bangkok (625m, gần gấp đôi tòa nhà cao nhất hiện tại). Điều kiện địa chất của Bangkok và Tp.HCM khá tuơng tự nhau, nên đây cũng là cơ hội để cháu xem cách người ta thiết kế. |
Ðề: Tallest building in Thailand - Mahanakhon building
Địa chất Bankok và Franfrut của Đức mới tương tự nhau, đều tựa trên đất sét cứng chứ ở TPHCM thì đất yếu hơn.
phần móng mình thắc mắc là tại sao lại mô hình trong sap làm gì khi đã có độ lún và tải đầu barret thu được từ Plaxis? Trong sap mô hình bè dưới dạng solid phải ko vậy? |
Ðề: Tallest building in Thailand - Mahanakhon building
Dear A Trung,
https://www.dropbox.com/s/ake9b8ik6s...v%206.pdf?dl=0 Anh nhận xét chính xác, thực chất quá trình thiết kế Mat Foundation chỉ dựa trên Etabs, SAFE và Plaxis 3D. Làm xoay vòng nhiều lần đề được kết quả chính xác nhất từ lực truyền xuống móng, độ cứng móng và phản lực đầu cọc. Em gởi anh tham khảo Mat Foundation report, các bảng Appendix do bên em thực hiện bằng tay và sketch nên không có file mềm đầy đủ. SAP đưa mô hình solid để kiểm tra vị trí được vát nghiêng tại Lift Pit (Lift pit yêu cầu sâu 7m). Móng được thiết kế 4.5m, tại vị trí Lift Pit là 9m. Mô hình SAFE không miêu tả được hình dạng này. |
Ðề: Tallest building in Thailand - Mahanakhon building
Cảm ơn vì sự chia sẻ file của bạn. Mình đọc qua phần report của bạn thấy rằng ở đây đang thiết kế móng cọc thuần túy với hệ số an toàn bằng 2. Tuy nhiên khi phân tích bằng plaxis thì nó sẽ có ảnh hưởng của bè tham gia chịu tải cùng với cọc. Sau khi có tải trọng đầu cọc và độ lún cọc thì tiến hành nhập vào etabs để chạy lặp xác định lại tải chân cột vách, nhưng lại ko nhập spring của bè. Nên kết quả là khi nhập sping của cọc vào thì mô hình etabs lại lún nhiều hơn plaxis nên nội lực sẽ phân bố không chính xác. Phải vậy ko? Kết quả là ở vòng chạy đầu có một số barret vượt quá 2500T, lên tới max 4385T.
|
Ðề: Tallest building in Thailand - Mahanakhon building
Dear A Trungql,
Phần cọc này là phần đau đầu nhất của công trình, số liệu cuối cùng của công trình đựoc sử dụng là Safe working load: 2900 Tons (S.F=2). Được lấy thì các thí nghiệm thử tải thực tế. 2500 Tons là số liệu phòng Geo tính toán được. Anh Trung nhanh mắt quá, để ý tới con số 4385 Tons, nếu ai thiết kế cọc nhìn thấy con số vượt qua số an toàn thế này đúng là giật mình. Để có được report này cứ sau mỗi lần chạy là các công ty lại họp để đưa ra phuơng án tiếp theo (đại diện thiết kế các công ty bao gồm thiết kế, thi công, chủ đầu tư ăn nằm với nhau trong 1 văn phòng suốt 3 tháng). Nên lần chạy đầu tiên là 4385Tons, do kết quả của việc lực tập trung quá nhiều vào core. Sau đó 14 cọc đã đựoc thêm vào mô hình để đưa các lực đầu cọc về con số an toàn. Mỗi cọc đưa xuống là cả núi tiền, nên vất vả lắm mới xin đựoc 14 cọc Barrette thêm vào so với hồ sơ thầu (for tender) |
Ðề: Tallest building in Thailand - Mahanakhon building
Trích:
|
Ðề: Tallest building in Thailand - Mahanakhon building
Mình mới xem sơ qua thuyết minh thấy tính theo ACI, có vẻ như tư vấn Thailand họ thích sử dụng ACI nhỉ, cái Vietcombank cũng được Meinhard Thai tke theo ACI cho cả kết cấu và PT. Dự án này mình thấy dùng BS cho phần PT, cái mà đã bị bãi bỏ !
|
Ðề: Tallest building in Thailand - Mahanakhon building
Dear A Trung,
Trong tính toán spring của bè vẫn được tính toán trong mô hình Plaxis, và có share lực với hệ cọc. Còn sự phân bố lại nội lực ở hệ cọc khi vượt quá giới hạn thì concept design giới hạn là khi phân bố lại phản lực thì tổng hệ lực của cọc còn lại phải lớn hơn 90% tải trọng. Nên không thể phân bố hết tất cả các cọc bị vượt tải. Thiết kế là Mat on Pile có tính đến sự ảnh hưởng của Pile group. Em cũng không rõ về CPRF. Anh có thể giúp em làm rõ sự khác nhau của 2 phương pháp được ko? Dear A Eng-Hiep. Đúng đó anh, bên này ngay cả tiêu chuẩn trong nước cũng dịch từ ACI318, Thép thì AISC, động đất ASCE. Vậy anh cũng là thành viên tham gia trong dự án Vietcom Bank rồi. Anh chuyên thiết kế sàn PT hả anh? |
Re: Tallest building in Thailand - Mahanakhon building
1/ Thay mặt BQT cám ơn Bạn dslbkxd về tài liệu rất hay này, tùy cảm nhận mỗi thành viên sẽ thấy cái hay của nó và hiểu nó để giúp ích cho xã hội VN,
2/ Cái đóng góp của Bạn còn hơn vạn lần những thẳng nhà nước bỏ tiền cho đi {du học, tìm hểu, học tập, tham quan, nghiên cứu, HOÀNG HÔN NHIỆM KỲ..v.v....} rồi bỏ thẳng thừng "không về cống hiến cho đất nứơc" coi đó là của TRỜI cho; 3/Mặc dù bóng đá VN thua Thái Lan nhưng phải tự hào anh em kỹ sư kết cấu xây dựng vẫn giữ theo lời Bác dạy " Sánh vai với các cường quốc năm châu"; 4/ Chúc Bác có sức khỏe để hơn những thằng hóa RỒNG; |
Ðề: Tallest building in Thailand - Mahanakhon building
Trích:
Bên này là tư vấn địa phương. Được cái thấy mấy bạn bên Thai làm report rất rõ ràng, không như VN mình toàn là số liệu. Thấy thầu chính là Bouygues, nhớ ko lầm thì cty này củ Bỉ thì phải ? Mình nhớ ở Thai có tòa cao 84 tầng ( nằm ngay khu chợ đêm ) thì sao tòa này ( 73 tầng ) được gọi là "tallest" của Thai được nhỉ ! Cọc khoan nhồi 800, 1000 có xử lý không mà thấy chọn SCT lớn quá vậy, đến 2500T ? Cảm ơn bạn đã chi sẽ, Kr, |
Ðề: Tallest building in Thailand - Mahanakhon building
Trích:
Anh nói đúng đó anh: Baiyok Sky có 85 tầng (ngày trước là cao nhất) Mahanakhon chỉ có 77 tầng Nhưng Mahanakhon là luxury residential nên mỗi tầng đựoc thiết kế floor to floor là 3.9m cho các tầng ở dưới (không tính các tầng exhibition) và 4.4m cho các tầng ở trên. Nên chiều cao tăng khá lớn. https://www.dropbox.com/s/ybmdnf125q...ssue1.pdf?dl=0 Tiện đây em gởi a Hiệp bản yêu cầu thiết kế từ phía chủ đầu tư giao cho công ty em. |
Ðề: Tallest building in Thailand - Mahanakhon building
Trích:
Về CPRF ý bác Trung có lẽ là muốn cái bè nó share tải với mấy cái cọc, bạn có thể tham khảo bài viết này Click here |
Ðề: Tallest building in Thailand - Mahanakhon building
Dear bác Hiệp
1. Làm gì có cái cọc nhồi nào sử dụng cho công trình này đâu nhỉ? 2. Mình đã đọc qua nhiệm vụ tk mà bạn chủ thread đưa lên, ko thấy khống chế tỉ lệ chia tải cọc/ bè là 90% ở đâu cả? chắc đây là ý của TVTK chăng? 3. Mình thắc mắc tại sao cái cọc barret BP 19 dài 56m có sct cực hạn 3333T trong khi các cọc khác dài hơn có 10m mà sct cực hạn gấp đôi, lên tới hơn 6000T? Cọc BP19 cắm vào lớp cát số 3 có E = 200.000 KN/m2 bé hơn một chút so với lớp sét số 5 có E = 300.000 kN/m2? còn khả năng chống cắt thì có vẻ tương đương nhau??? |
Ðề: Tallest building in Thailand - Mahanakhon building
Gởi anh Hiệp, anh Trung,
Thực sự thì công trình có dùng Bored Piles (đường kính 1.5m, capacity 1200-1500 Tons, tip at 63m), nhưng chỉ ở phần Podium của toà nhà. Phần Main building được sử dụng Barrette pile 1.2x3m. Các lý thuyết tính toán đều dựa trên đầu cọc ở -65m. Cọc BP19 chỉ cắm được 56m thì bị phá huỷ, trong khi các cọc khác đều đến được -65m thì mới bắt đầu chuyển từ Skin Friction sang bearing capacity. Về lý thuyết, chỉ 10m thì skin friction ko thể tăng gấp đôi như vậy được. Đồng thời dựa trên báo cáo thí nghiệm cọc của các công trình tiệm cận, Ultimate capacity cũng trên 6000 Tons (Ex: Nimit Langsuan) Nên khi tính toán giá trị tính toán của BP19 bị loại ra như 1 phương pháp thống kê. Giá trị cuối cùng của phản lực đầu cọc mà team nộp để xin giấy phép từ Plaxis 3D. Trong plaxis 3D, các lực đã được phân bố cho cả cọc và đất dưới Mat foundation. Cụ thể là bao nhiêu %, em cũng không rõ. Anh Trung có nhiều câu hỏi làm em đau đầu theo luôn. Nhưng thực sự là anh đã đọc report rất kĩ, cảm ơn anh nhiều. |
Ðề: Tallest building in Thailand - Mahanakhon building
Anh dslbkxd cho em hỏi, công trình này được thiết kế với Elastic Response Spectrum không có hệ số Modification factor. Tại sao không áp dụng phương pháp Performance Based design cho ra Seismic demand chính xác hơn mà lại tiết kiệm hơn là dùng Elastic Response Spectrum?
Sau khi tính toán thì công trình này control bởi Wind Load hay Seismic load ạ? Anh có thể đưa report về Wind Tunnel test cho em tham khảo được không ạ? |
Ðề: Tallest building in Thailand - Mahanakhon building
Trích:
Chào bạn HuynhKeshley, Theo mình nghĩ phương pháp Performance Based design không phải ai cũng sữ dụng và phải có phần mêm chuyên dụng như PERFORM-3D của CSI để giải quyết vấn đề này. |
Ðề: Tallest building in Thailand - Mahanakhon building
Trích:
Mình cũng được nghe nhiều về Perform 3D trong inelastic nhưng chưa có cơ hội sử dụng. Tiện đây mình gởi bạn tài liệu về cách sử dụng Perform 3D: https://www.dropbox.com/s/gqmbm4trxw...rm_3D.pdf?dl=0 Về Wind tunnel, mình ko chỉ có cuốn report trực tiếp. Nhưng nếu bạn muốn tìm hiểu về wind tunnel. Mình chia sẽ với bạn về 1 project cũng ở Bangkok: https://www.dropbox.com/s/oigaxuz2w2...gsuan.pdf?dl=0 Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra sự không chính xác của phuơng pháp force based seismic về việc khi thay đổi độ cứng mà lực tác động vẫn không thay đổi (Nguyên lý là chỗ nào độ cứng lớn thì lực thu vào càng lớn). Vì vậy 1 phuơng pháp đã ra đời DISPLACEMENT DIRECT BASED SEISMIC, là 1 thiết kế sử dụng đến độ cứng của cấu kiện và chuyển vị. Và hiện đang được biên soạn để áp dụng tính toán. Để có thời gian mình lập topic và đưa tài liệu lên mọi người cùng bàn luận. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ |
Múi giờ GMT. Hiện tại là 02:21 PM. |
DIỄN ĐÀN http://ketcau.com/forum NƠI HỘI TỤ CỦA CÁC KỸ SƯ KẾT CÂU VIỆT NAM
WWW.KETCAU.COM - CẦU NỐI CỦA CÁC KỸ SƯ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH, ĐỊA KỸ THUẬT VIỆT NAM. DIỄN ĐÀN ĐƯỢC MUA BẢN QUYỀN CỦA JELSOFT ENTERPRISES Ltd.