Em biết hiện giờ có phương pháp gia cố nền đất bằng phương pháp TOP-BASE ,
em muốn hỏi bác nào đã dùng phương pháp này xin chỉ giùm về cách hợp lý khi chon loại này (vd :nền đất yếu có chiều dày khoảng bao nhiêu dung phương án này)
và cách tính phướng pháp này như thế nào
xin cảm ơn
The Following User Says Thank You to baovp For This Useful Post:
Thank bạn baovp đã đưa đề tài này lên
Tôi cũng đang cần thêm thông tin về cách tính toán và giá thành của khuôn mẫu để có thể ứng dụng trong công trình ở tp. hcm bởi vì công nghệ chỉ đang có tại hà nội của cty tbs.
Vậy bác nào rành về cái này thì cho em tham khảo để học hỏi và quan trọng là thực hành để làm thực tế.
Thank bạn baovp đã đưa đề tài này lên
Tôi cũng đang cần thêm thông tin về cách tính toán và giá thành của khuôn mẫu để có thể ứng dụng trong công trình ở tp. hcm bởi vì công nghệ chỉ đang có tại hà nội của cty tbs.
Vậy bác nào rành về cái này thì cho em tham khảo để học hỏi và quan trọng là thực hành để làm thực tế.
Xây nhà 11 tầng không cần dùng cọc
Công nghệ Top-Base với nhiều ưu điểm vượt trội, có tác dụng gia cố nền đất yếu được áp dụng cho công trình Khách sạn 11 tầng - 32 Lò Sũ - Hà Nội.
Sau khi thi công thành công phần móng Top - Base tại khách sạn 11 tầng tại 32 Lò Sũ - Hà Nội. Chúng tôi có các kết luận chung về công trình sử dụng móng Top - Base cho các công trình tương tự trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Tiến độ thi công giảm 70% so với phương pháp dùng cọc truyền thống.
- Giá thành giảm 50% so với phương pháp dùng cọc truyền thống.
- Không hề ảnh hưởng đến các công trình xung quanh (đặc điểm công trình này là nhà liền kề trên phố cổ)
Chi tiết chung về công trình Khách sạn 11 tầng tại 32 Lò Sũ - Hoàn Kiếm - Hà Nội.
1. Tên dự án: Nhà ở kết hợp kinh doanh
2. Hạng mục: Thi công cọc nền
3. Địa điểm: 32 Phố Lò Sũ – Hoàn Kiếm – Hà Nội
4. Chủ đầu tư: Công ty TNHH Kiến Trúc ARC
5. Đơn vị thi công: Công ty TNHH Kết cấu và Công nghệ mới Việt Nam
6. Quy mô: 124 m2 x 11 tầng
Hình ảnh : Thi công ngoài công trường
Hình ảnh : Móng Top - Base sau khi đổ lớp bê tông phễu
em đang làm đồ án nền móng,muốn áp dụng phương pháp này. đang cần lắm lắm về cách tính toán cho phương pháp top base.mong các pac giúp đỡ. nguyenquoaci13@gmail.com
Có ai đã đề xuất phương án tính lún và tính cường độ nền cho phểu TOP-BASE chưa nhỉ! Hay là các anh mới nghiên cứu chưa xong rồi áp dụng thử. Liệu có an toàn trên xa lộ không!!
Phương pháp này có vẻ mới chỉ tạo được độ cứng bề mặt cho móng mà không phải xử lý nền đất yếu. Trong website của tadist cũng mới chỉ đưa vài hình ảnh sơ sài về quá trình thi công, chưa thấy nói gì về quá trình làm việc của nền móng sau khi công trình làm xong.
Topbase là 1 biện pháp gia cố nền đất yếu, không phải là giải pháp móng. Phạm vi áp dụng theo em chỉ cho các công trình từ 10 tầng trở xuống. Sau khi rải lớp topbase cường độ tính toán dưới đáy móng đạt từ 2kg-3kg/cm2. Áp dụng cho các loại đất bùn nhão. Khi tính toán phải hết sức để ý đến kiểm tra cho lớp đất yếu dưới lớp Topbase.
Xin được góp vài ý về công nghệ topbase:
- Về phương pháp thi công:
Có 2 phương pháp là Nhật Bản và Hàn Quốc. Phương pháp NB thì khối top-block được đúc trước rồi cẩu lắp vào hố móng, phương pháp HQ thì lắp ván khuôn hình dạng khối top-block vào hố móng rồi mới đổ bê tông.
- Về tính toán thiết kế:
+ Tính lún: như đối với móng nông bình thường, ứng suất gây lún tính từ đáy topbase.
+ Tính cường độ: cũng tương tự như móng nông thông thường, điểm khác biệt là trong công thức tính sức chịu tải đất nền thì các hệ số lấy cao hơn thông thường (ví dụ trong CT Tezzaghi có các hệ số Ng, Nq, Nc). Các hệ số này HQ họ thí nghiệm thực tê rồi đúc rút ra.
The Following 4 Users Say Thank You to dungquat2007 For This Useful Post:
Topbase là 1 biện pháp gia cố nền đất yếu, không phải là giải pháp móng. ... Khi tính toán phải hết sức để ý đến kiểm tra cho lớp đất yếu dưới lớp Topbase.
Bác nói câu này hơi khó hiểu. Chắc ý bác là ngược lại chứ!
TOP BASE được thầy THắng giới thiệu công nghệ này tại công ty và ứng dụng vào ctrinh thấp tầng , hay nhà công nghiệp , bể nước --- . Nếu ai quan tâm thì ra ngoài hiệu sách có bán về pp tính này
The Following User Says Thank You to ksminh For This Useful Post:
loại móng này ko tin tưởng được, các công trình dùng loại móng này hầu hết đều bị lún và lún lệch. Công trình 124 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội đã phải chuyển sang phương án móng cọc.
oh vậy sao hả bác ??? Công Trình 124 Tôn Đức Thắng nghe thầy Thắng nói là sử dụng TopBASE . Như vậy sợ bị lún và bây giờ chuyển sang móng cọc rồi sao ?? Tôi nghe Thầy Thắng nói là thiết kế móng cho 124 Tôn Đức Thắng là topbase có tăng cường thêm cọc , Bác có nhầm là làm lại móng cọc hay không vậy ? Chính xác thông tin này cho tôi biết được không ??? thanks bác
Bác nói câu này hơi khó hiểu. Chắc ý bác là ngược lại chứ!
Ý của em là: Topbase là biện pháp gia cố đất nền. Theo ý em hiểu thì cũng gần giống như là đệm cát, thay lớp đất yếu dưới móng bằng 1 lớp khác chịu tải tốt hơn, không phải là giải pháp móng (móng cọc, móng nông).
Thực ra theo như nhìn trên hình chụp thì giống kiểu làm cứng bề mặt rồi thì công tiếp phần trên. Kiểu này có vẻ sẽ không triệt tiêu hết sự lún của nền đất yếu. Giống như làm 1 tấm vỏ cứng trên bề mặt thôi.
loại móng này ko tin tưởng được, các công trình dùng loại móng này hầu hết đều bị lún và lún lệch. Công trình 124 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội đã phải chuyển sang phương án móng cọc.
hic sao bác khẳng định 1 câu xanh rờn thế, vậy thực hư thế nào bác có thể nói rõ không. Thí nghiệm hiện trường không đạt ạ?
Thực ra theo như nhìn trên hình chụp thì giống kiểu làm cứng bề mặt rồi thì công tiếp phần trên. Kiểu này có vẻ sẽ không triệt tiêu hết sự lún của nền đất yếu. Giống như làm 1 tấm vỏ cứng trên bề mặt thôi.
Top-base thực tế nguyên lý làm việc không khác móng bè đâu, vì vậy tính lún sẽ tính cho cả khối móng quy ước, nếu bên dưới lớp đất quá yếu thì khả năng lún không đảm bảo là rất cao. Top-base có ưu điểm là tạo ra 1 lớp địa chất nhân tạo có khả năng chịu tải cao và đồng đều trên bề mặt nền đất yếu thôi nên thích hợp cho nhà có tải trọng nhỏ.
Mong mọi người đóng góp thêm ý kiến.
The Following User Says Thank You to vqthang For This Useful Post: