Chào các bác, hiện em đang khảo sát địa hình và tính khối lượng san lấp cho một đơn vị. Họ muốn tư vấn thêm về khối lượng cát bị hao hụt do bơm cát ở chỗ nền đất yếu. Ở đây có lớp bùn nhão dày hơn 2m.
Các bác có tiêu chuẩn hay quy định nào về khối lượng hao hụt khi san lấp ở vùng có nền đất yếu không?
Cảm ơn rất nhiều.
Cái việc bạn đang cần 1 tiêu chuẩn hoặc quy định nào đó để xác định cái lượng hao hụt cát khi bơm trên nền đất yếu thì cho thấy các bạn chỉ mong có người khác cầm chim cho bạn đái mà không chịu tự mình suy nghĩ để ...tự đái.
Khi gia tải lên nền đất yếu thì sẽ gây nên lún nền dẫn đến cao độ bề mặt sẽ lún xuống rồi thì lại dẫn đến phải đắp bù và được bạn gọi là hao hụt. Cái mức độ lún xuống này sẽ thay đổi phụ thuộc vào bề dày của lớp đất yếu và đặc tính cơ lý của bản thân lớp yếu đó. Cái độ lún này thì phải tính toán chứ chẳng ai có thể quy định được. Để có thể tính toán cái độ lún này thì phải ...đi học cách tính toán. Nếu không thèm đi học thì ....đi thuê.
Với lĩnh vực trắc đạc của bạn thì chắc là không tĩnh toán được cái món này. Thế nhưng nếu không chờ ăn sẵn mà lại chịu khó nghĩ một tí thì vẫn có thể xác định được cái độ lún này ngay tại hiện trường. Cái cách xác định này lại chính xác hơn rất nhiều so với cách tính toán lún. Cách đó như sau:
1. Đặt các bàn đo lún lên trên bề mặt đất ban đầu trước khi tiến hành đắp đất. Càng nhiều bàn đo lún sẽ cho kết quả càng chính xác.
2. Tiến hành đo cao độ của các bàn đo lún trước và sau khi gia tải.
3. Hiệu của 2 lần đo cao độ sẽ là ....độ lún
4. Nhân độ lún với diện tích quanh khu vực đo sẽ ra khối lượng cát hao hụt.
Nhìn trên ảnh thì thấy có vẻ công việc san lấp đã được làm gần xong và rồi thì mới giật mình nghĩ đến việc xác định cát hao hụt. Vì thế cái việc đo cao độ mặt đất trước khi san lấp là đã không được nghĩ đến trước khi làm. Cái việc này nó cũng giống như đi vào toa let đi ỉa, ỉa xong mới phát hiện quên không mang theo giấy chùi đít. Thế là lại phải...đánh chịn vào góc tường. Cái cách đánh chịn như sau:
Trước khi san lấp thì thường người ta rải một lớp vải địa kỹ thuật ngăn cách cát san lấp với bùn bên dưới. Tiến hành khoan bằng cách dùng ống nhựa phun nước bên trong để xác định độ sâu của cái lớp vải địa kỹ thuật này so với bề mặt san lấp. Độ sâu này chính là bề dày san lấp thực tế. Lấy cái bề dày này nhân với diện tích là ra được khối lượng san lấp thực tế. Trong cái khối lượng san lấp xác định được này là bao gồm cả cái phần cát được bạn gọi là hao hụt. Và rồi ...thanh toán với bên A.
Đấy....tớ chỉ cầm chim cho bạn đái được đến thế thôi. Đái đi.
thay đổi nội dung bởi: NGOC_IBST, 09-01-2018 lúc 09:51 AM
The Following 6 Users Say Thank You to NGOC_IBST For This Useful Post: